Stress là một phần của cuộc sống, nhưng nó có thể tàn phá sức khỏe thể chất của bạn. Thiền giúp giảm căng thẳng. Thiền đã được chứng minh có tác dụng tích cực đến nhịp tim và sức khỏe tim mạch.
Thiền và nhịp tim
Khi bạn gặp căng thẳng về cảm xúc, cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách giải phóng hormone. Điều này khiến nhịp tim, huyết áp và lượng đường của bạn tăng lên. Trong khi đó thiền có thể làm nhịp tim của bạn chậm trở lại mức bình thường, khi đó bạn đạt được sự thư giãn.
Trong thế giới ngày nay, mọi người đang bị áp lực công việc nhiều hơn, ngủ ít hơn. Trên thực tế, 42% người trưởng thành báo cáo rằng mức độ căng thẳng của họ đã tăng lên trong 5 năm qua. Nhiều nghiên cứu sắp ra mắt đưa mức độ căng thẳng của chúng ta vào các bệnh lý thể chất. Ngủ không đủ giấc đã đến mức độ trở thành dịch bệnh.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều người cố gắng tìm cách giảm bớt căng thẳng hàng ngày của họ. Mặc dù chánh niệm và thiền định đã tồn tại hàng thiên niên kỷ. Nhiều nghiên cứu đã được công bố liên mối liên hệ giữa thực hành chánh niệm với giảm căng thẳng, thậm chí làm giảm mức độ hormone cortisol.
Thiền Định và Chánh niệm
Nhắc đến thiền chúng ta thường nghĩ đến tư thế ngồi, tập trung vào hơi thở và thư giãn. Thiền là một hình thức thực hành có chủ ý, bạn ngồi thoải mái trong im lặng và tập trung vào hơi thở của bạn như một cách để kết nối với khoảnh khắc hiện tại. Khi tâm trí lang thang, bạn thực hành nhẹ nhàng đưa nó trở lại. Từ đó giúp bạn cân bằng cảm xúc. Bạn có thể thực hành ở bất cứ nơi nào bạn muốn và thời gian do bạn quyết định.
Chánh niệm là tất cả những gì về nhận thức, và tất nhiên trong đó bao gồm cả thực hành thiền định. Điểm khác biệt của chánh niệm so với thiền định là bạn sẽ phải chú ý đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và chuyển động của mình và cả các tác động của mọi người xung quanh ngay thời điểm hiện tại đang diễn ra.
Nếu như thiền định là chủ ý thì chánh niệm là bạn cần phải tập trung chú ý đến bất kỳ điều gì bạn đang làm. Chánh niệm có thể được thực hành cả không chính thức (bất cứ lúc nào/ nơi nào) và chính thức (trong lúc ngồi thiền). Thiền thường được thực hành trong một khoảng thời gian cụ thể, chánh niệm có thể được áp dụng cho mọi tình huống trong suốt cả ngày.
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường bạn nhận thức điều mình làm một cách rất chủ quan và phản ứng lại những điều đó qua các kinh nghiệm cá nhân, bạn đi từ hoạt động này đến hoạt động khác, suy nghĩ này đến suy nghĩ khác một cách rất tự nhiên. Nhưng khi chánh niệm bạn sẽ tập trung vào việc mình đang làm hiện tại bằng cả 5 giác quan. Ví dụ khi bạn ăn, bạn sẽ tập trung quan sát màu sắc, mùi vị hương thơm của món ăn, độ nóng lạnh, cứng mềm và bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của chúng, và chỉ cảm nhận việc bạn đang ăn.
Trên thực tế, tâm trí con người luôn xao động, khó có thể ở lại thời điểm hiện tại. Một nghiên cứu gần đây tại Harvard cho thấy mọi người dành 46,9 % thời gian thức dậy để suy nghĩ về những điều khác những gì họ đang làm. Kiểu suy nghĩ này rất tự nhiên nhưng vô cùng lãng phí thời gian và vì tâm trí luôn dành thời gian tập trung vào quá khứ (sự hối tiếc), tương lai (sự lo lắng). Nghiên cứu cũng cho thấy việc cho phép bộ não chạy một cách tự nhiên như thế này có thể khiến mọi người sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng và luôn mệt mỏi.
Đó là khi ta cần đến chánh niệm, việc thực hành chánh niệm thường xuyên sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống lẫn sức khoẻ và tinh thần.
Thiền ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống?
– Khi thiền định hay chánh niệm, bạn nhận biết được tâm trí của mình, tĩnh tâm lâu hơn. Tâm trí trở nên rõ ràng hơn, ổn định hơn: Giống như khi bạn lắc một lọ bụi bẩn và nước, bụi bẩn lắng xuống đáy và để nước trong vắt ở trên đỉnh.
– Bạn cũng nhận biết cơ thể của mình. Khi bạn chỉ ngồi trong một khoảng thời gian không có phiền nhiễu, bạn bắt đầu cảm nhận hơi thở, tiếng tim đập, cảm nhận dòng máu đang lưu chuyển…
– Thường xuyên thực hành chánh niệm, đưa tâm trí trở về hiện tại, cơ thể ở chế độ tự động sẽ ít dần đi. Ví dụ bạn để tâm trí thoải mái với những suy nghĩ của nó, bạn thậm chí có thể quên không khóa xe hoặc không thể nhớ nổi những gì đã ăn trong bữa sáng. Thực hành chánh niệm giúp bạn dần cân bằng, và giúp bạn sống với giây phút hiện tại đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn.
– Bạn thích thức ăn của mình hơn, cảm nhận được màu sắc hương vị của chúng trọn vẹn và tận hưởng các giác quan của mình đang diễn ra ra ngay tại đây, ngay bây giờ.
Mặc dù giảm căng thẳng là mục tiêu bạn đặt ra khi bắt đầu thiền, nhưng bây giờ khi bạn ngồi xuống đệm, bạn không còn phán xét, chỉ đơn giản ở đó để cảm thấy thoải mái hơn trong tâm trí và cơ thể.
Lan Hương