Bài dự thi: GIA ĐÌNH CỦA TÔI 2021 – Nhà có 3 “bông hoa”

Ở quê, nhiều ông chỉ biết đến bữa là ngồi vào ăn. Rồi có chén rượu chén bia là khua chân múa tay phán như thánh như tướng mà chẳng cần biết ai là người chuẩn bị, nấu nướng, ai là người dọn dẹp. Thậm chí ở nhà còn luôn miệng chửi vợ con là “cái đồ đàn bà”, có khi lại còn dùng cả bạo lực, để mặc vợ con thức khuya dậy sớm làm hết công việc này đến công việc khác còn bản thân thì tự cho mình cái quyền được phục vụ, được chỉ tay năm ngón.

Thấy anh Hưng hàng xóm mấy hôm nay mặt rầu rĩ buồn, tưởng anh bị đau hay nhà có chuyện gì, anh liền hỏi thăm. Thì ra anh bạn hàng xóm buồn chỉ vì biết tin vợ tiếp tục mang bầu cô con gái thứ ba. Thế mới biết chuyện muốn sinh con trai để có người nối dõi vẫn còn là một quan niệm nặng nề hiện nay không dễ gì xóa bỏ trong ngày một ngày hai.

nha-co-3-bong-hoa-01

Vợ chồng anh sinh được hai cô con gái kháu khỉnh. Cô lớn thì học lớp 2, cô nhỏ thì học mẫu giáo. Anh xem ba mẹ con như ba bông hoa đáng yêu trong nhà, là “tài sản vô giá” không gì có thể đánh đổi. Còn ba mẹ con thì cũng rất mực yêu thương anh, vẫn thường chọc yêu: “Bố là người đẹp trai nhất nhà!” Anh nghĩ con cái như lộc trời cho, nếu có điều kiện sinh thêm một, hai đứa nữa cho vui cửa vui nhà cũng được chứ không phải cố sinh cho bằng được con trai như một số người vẫn nghĩ.

Anh nhớ đến lần về quê trong dịp hè vừa rồi. Vẫn có người hỏi: “Vợ chồng cháu có sinh nữa không? Phải sinh được cậu con trai mới phấn khởi chứ!”. Nói vậy còn nhẹ. Trong khi tổ chức ăn uống, tiệc tùng, những lời châm chọc, nói móc khó nghe vẫn thường xuyên diễn ra, kiểu như: “Mày có làm cả đời cũng chỉ để nuôi gái thôi”, rồi thì “Vợ chồng gì đâu đẻ toàn vịt giời”, hay như “Tương lai chỉ là ông ngoại nên ngồi chiếu dưới đi”… Cứ thế theo tâm lý đám đông, họ cứ hùa nhau nói mà không ý thức được đúng sai.

Ở quê, nhiều ông chỉ biết đến bữa là ngồi vào ăn. Rồi có chén rượu chén bia là khua chân múa tay phán như thánh như tướng mà chẳng cần biết ai là người chuẩn bị, nấu nướng, ai là người dọn dẹp. Thậm chí ở nhà còn luôn miệng chửi vợ con là “cái đồ đàn bà”, có khi lại còn dùng cả bạo lực, để mặc vợ con thức khuya dậy sớm làm hết công việc này đến công việc khác còn bản thân thì tự cho mình cái quyền được phục vụ, được chỉ tay năm ngón.

Đành rằng các cụ ta xưa kia vẫn thường quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Một người con trai cũng xem là có, mười người con gái cũng xem như không). Nhưng đó là ở thời kỳ phong kiến, khi xã hội chưa phát triển, khi năng suất lao động còn phụ thuộc nhiều vào sức mạnh cơ bắp, nhất là tư tưởng Nho giáo còn là hệ tư tưởng chính thống được nhà nước sử dụng làm công cụ thần quyền để cai quản dân chúng, bảo vệ vương quyền nên mới vậy. Còn sống trong xã hội hiện đại bây giờ, cần phải có cái nhìn bình đẳng về giới, không nên giữ tư tưởng cổ hủ trọng nam khinh nữ. Bởi con nào cũng là con, đều có khả năng như nhau, đều có thể nối dõi hay báo hiếu cho cha mẹ, miễn sao được cha mẹ nuôi dạy cho tốt.

Anh là giáo viên. Mỗi lần đến ngày 20/10, học trò thường hỏi: “Hôm nay, thầy đã mua hoa tặng cô chưa?” Lúc ấy, anh lại nở nụ cười lạc quan cùng câu nói tếu táo: “Trong nhà thầy lúc nào cũng có ba bông hoa tươi đẹp nhất rồi, cần gì phải mua nữa!”. Hiểu ra ẩn ý trong câu nói của thầy, cả lớp lại tủm tỉm cười. Nhiều lần trên lớp, trong những bài giảng Văn về Truyện Kiều, Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ hay Chiếc thuyền ngoài xa… qua hiện thực được phản ánh trong tác phẩm về thân phận bọt bèo của người phụ nữ, về những hủ tục lạc hậu biến người phụ nữ trở thành nạn nhân, nhất là tình trạng bạo lực gia đình do những người chồng gây ra đối với vợ, anh thường giúp học sinh rút ra bài học nhận thức đúng đắn, rằng phải biết yêu thương và tôn trọng phụ nữ.

Anh thấy thương cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hay sinh con hiếm muộn hiện nay. Họ đã phải hao tốn bao nhiêu công sức, tiền của để mong có được một mụn con nhưng có khi đó chỉ là ước mơ trong vô vọng. Vậy mà nhiều người vẫn không biết quý trọng những đứa con do chính mình rứt ruột đẻ ra, nhất là ngược đãi đối với những bé gái, làm ảnh hưởng đến tâm lý, sự phát triển của trẻ.

Đồng nghiệp anh, có người nói phải có con trai thì vợ chồng mới hạnh phúc được, anh nhất mực phản bác. Anh dẫn ra ngay những gia đình tiêu biểu sinh toàn con gái, họ vẫn sống hạnh phúc, thậm chí còn rất có quyền lực hay thành đạt như gia đình của tổng thống Nga Putin, tổng thống Mỹ Obama hay diễn viên kiêm MC Quyền Linh… Anh còn dẫn lại ý kiến của nhiều người rằng: “Sinh con gái thì sướng đến lúc chết. Sinh con trai thì chết rồi mới sướng”. Đời người quan trọng là khi còn sống chứ chết rồi thì biết gì nữa mà sướng với khổ. Con người ta đôi khi vẫn không thoát khỏi được những ý nghĩ viển vông, cái danh hão để rồi không biết trân trọng cuộc sống thực tại, cái mình đang có.

Anh cảm thấy rất hạnh phúc khi vợ chồng có hai cô con gái. Mỗi khi ở nhà hay đi làm về là chúng lại quấn lấy anh hỏi han, chuyện trò rất tình cảm. Thấy anh ngồi tập trung hàng giờ bên bàn làm việc, cô con gái lớn lại hỏi: “Bố có khát nước không để con rót nước cho bố uống?”. Hay khi anh mới dắt xe ra khỏi cửa đi làm, kiểu gì cô con gái nhỏ lại lon ton chạy ra vẫy tay chào bố và không quên dặn: “Bố nhớ về sớm với con nghe bố!”. Đã thế, hai chị em dù còn nhỏ nhưng đã biết giúp bố mẹ trông nhà, nhặt rau, quét nhà,… lại còn chăm chỉ học tập. Chỉ vậy thôi đủ khiến anh mỗi lần xong việc cơ quan là lại muốn chạy ù về nhà chơi với con, vui với gia đình. Đó cũng là động lực để anh chị cố gắng sống và làm việc tốt hơn.

Đại văn hào Macxim Worki từng nói về vai trò to lớn của người phụ nữ: “Đời vắng mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?”. Phụ nữ cũng có quyền được tôn trọng, được yêu thương như tất cả mọi người. Đó cũng là thước đo nhân văn trong xã hội văn minh hiện nay.

Xanh Nguyên (Bình Định)

CUỘC THI VIẾT VỀ GIA ĐÌNH VỚI CHỦ ĐỀ: “GIA ĐÌNH CỦA TÔI 2021” 

Thời gian: Từ 05/05/2021 – 15/06/2021

Bên cạnh việc tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, Cuộc thi “Gia đình của tôi 2021” còn là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin, tình cảm và những mối quan tâm không chỉ ở gia đình mà cả ngoài xã hội. Đặc biệt, không chỉ hướng đến những tổ ấm hạnh phúc, cuộc thi còn là cơ hội để độc giả chia sẻ những câu chuyện về “tổ lạnh”, cuộc hôn nhân không may mắn, gia đình không trọn vẹn để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu nhằm gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Thông tin chi tiết tại: Thể lệ cuộc thi

5 1 Bỏ phiếu
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
6 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Lâm
Lâm
1 year ago

Hay quá chòi ởi cô Xuyên ơi =-=

VIÊN
VIÊN
1 year ago

Hay quá chòi !! ❤️

Kim chung
Kim chung
1 year ago

❤❤

Lợi Giáo Sư
Lợi Giáo Sư
1 year ago

Hay nhức nách 🤣

Kim chung
Kim chung
1 year ago

Quá hay cô ơi)))

Miyui's sad work
Miyui's sad work
1 year ago

Bài viết hay lắm!

6
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx