Mẹ chồng tôi là một người nhanh nhẹn hoạt bát và rất chu đáo, tôi học được cách mẹ đối xử với bà nội chồng tôi, mẹ biết bà thích ăn gì, uống gì. Đi đâu không có nhà là dặn dò các con dâu nấu cơm cho cụ phải thế này, thế kia. Khi cụ bị ngã, không thể đi lại được mẹ chồng là người xúc cơm cho cụ ăn, rồi thay giặt cho cụ sớm tối…
Có nhiều người vẫn nói: “mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu trong gia đình là mối quan hệ không thể dung hòa được”, mẹ đẻ tôi đã trải qua chuyện đó khi mà bà nội tôi ghét mẹ đến mức: “như đổ thuốc độc hay đào đất đổ đi”, nên hạt gạo đã không được coi trọng thì hạt tấm là gì đâu, chúng tôi cũng không được hưởng sự yêu thương của ông bà nội. Tôi cũng không hiểu vì sao nữa, nhưng tôi vẫn nghĩ mẹ cũng có phần sai mà bà cũng có phần sai, quan trọng là hai phía biết dung hòa mọi thứ không có gì là hợp nhau ở đây cả. Khi lấy chồng tôi rất sợ cũng bị giống như mẹ, tôi luôn cố gắng trong lời ăn tiếng nói và mọi cử chỉ của mình, để dù không được quý cũng không bị ghét vì tôi sợ con tôi cũng sẽ lâm vào tình cảnh như tuổi thơ mà tôi đã trải qua: “Tôi luôn thèm sự yêu thương quan tâm của ông bà nội”.
Mẹ chồng tôi là một người nhanh nhẹn hoạt bát và rất chu đáo, tôi học được cách mẹ đối xử với bà nội chồng tôi, mẹ biết bà thích ăn gì, uống gì. Đi đâu không có nhà là dặn dò các con dâu nấu cơm cho cụ phải thế này, thế kia. Khi cụ bị ngã, không thể đi lại được mẹ chồng là người xúc cơm cho cụ ăn, rồi thay giặt cho cụ sớm tối. Mười năm trôi qua, tôi làm con dâu mẹ nói là hợp cũng không hẳn, cả tôi và mẹ đều cố gắng dung hòa mối quan hệ. Tôi và mẹ đều yêu thương cùng một người, nếu tôi và mẹ xảy ra mâu thuẫn thì chồng tôi là người ở giữa khó xử nhất.
Mẹ chồng tôi có bốn người con trai, chồng tôi là cả, chồng tôi cao to đẹp trai nhưng do kén chọn nên ba mốt tuổi chưa lấy vợ. Khi gặp tôi một cô bé vừa gầy, bé, đen xấu nhưng anh quyết định lấy tôi. Anh đưa tôi về ra mắt bố mẹ họ hàng ai cũng lắc đầu chê tôi, ngay cả mẹ chồng tôi cũng không vừa ý, nhưng chồng tôi khẳng định: “không lấy được tôi sẽ không lấy vợ nữa”. Mẹ thấy vậy mới miễn cưỡng đồng ý.
Những tưởng, sau khi lấy chồng cuộc sống của tôi sẽ giống như mẹ đẻ, khi mẹ chồng ngay từ đầu đã không ưa tôi. Nhưng bằng sự cố gắng của mình tôi đã cố gắng cho mọi người trong gia đình nhà chồng rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Tôi đã sinh cho chồng một trai, một gái rất xinh xắn cả hai đều rất ngoan.
Mẹ chồng tôi đối xử với bốn nàng dâu rất công bằng. Tôi còn nhớ khi tôi bầu đứa thứ nhất thèm ăn mía, mẹ không biết đi xe đạp mà chợ cách nhà khá xa, nhưng mẹ vẫn đi mua một bó mía vác về cho tôi ăn. Khi tôi đi khám về, bác sĩ bảo thai bị thiếu canxi, vậy là ngày nào mẹ cũng nấu canh cua, mua trai ốc hến và cá về nấu cho tôi ăn. Khi tôi sinh bé đầu do chưa có kinh nghiệm nên đêm con khóc không tài nào dỗ được, mẹ thấy cháu khóc lại xuống dỗ cháu cho con dâu ngủ. Bốn đứa con dâu hết bầu, lại đẻ mẹ đều chăm sóc rất chu đáo.
Thế rồi một hôm mẹ ốm, mấy đứa con dâu thay nhau chăm sóc mẹ. Chúng tôi học được từ mẹ cách chăm sóc bà nội chồng tôi, có lẽ tình cảm cũng như một định luật vật lí: “khi ta tác động một lực vào quả bóng cao su thì nó sẽ tác động lại ta một lực như vậy”, mẹ tôi đã dành sự quan tâm chăm sóc cho con dâu, thì khi mẹ bị ốm chúng tôi sẽ chăm sóc lại cho mẹ, như câu: “cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Mẹ tôi như một tấm gương sáng, về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, để cho bốn đứa con dâu chúng tôi học tập.
Thực ra, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu là mối quan hệ nhạy cảm, vì vậy chúng ta cũng cần dung hòa mối quan hệ đó theo chiều hướng tình cảm. Gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình hạnh phúc êm ấm, hòa thuận, con cháu sẽ thảo hiền sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Gia đình tôi là gia đình ba thế hệ sống cùng nhau, đặc biệt là các cô con dâu đều sống chung với mẹ chồng, nhưng chúng tôi rất hoà thuận kính trên nhường dưới và đứa nào cũng rất hiếu thảo.
Tôi rất may mắn khi có mẹ chồng như vậy, lại có các chị em dâu rất hiểu biết nên cuộc sống cũng dễ thở. Tôi mong rằng trong xã hội này sẽ có nhiều mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu sẽ được dung hòa đi mọi mâu thuẫn. Gia đình sẽ luôn êm ấm hạnh phúc để những người chồng, người con trai sẽ không phải là người đứng giữa khó xử để cân bằng giữa bên tình, bên hiếu.
Có rất nhiều gia đình phải li hôn vì không thể dung hòa được mối quan hệ: “mẹ chồng – nàng dâu”. Trong xã hội hiện đại các cô con dâu và những bà mẹ chồng hãy gần nhau và hiểu nhau hơn để không còn có những mâu thuẫn không đáng có làm lung lay hạnh phúc gia đình.
Lê Thị Mai Hiên (Hưng Yên)
CUỘC THI VIẾT VỀ GIA ĐÌNH VỚI CHỦ ĐỀ: “GIA ĐÌNH CỦA TÔI 2021”
Thời gian: Từ 05/05/2021 – 15/06/2021
Bên cạnh việc tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, Cuộc thi “Gia đình của tôi 2021” còn là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin, tình cảm và những mối quan tâm không chỉ ở gia đình mà cả ngoài xã hội. Đặc biệt, không chỉ hướng đến những tổ ấm hạnh phúc, cuộc thi còn là cơ hội để độc giả chia sẻ những câu chuyện về “tổ lạnh”, cuộc hôn nhân không may mắn, gia đình không trọn vẹn để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu nhằm gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Thông tin chi tiết tại: Thể lệ cuộc thi
- Ths. Bác sĩ Lê Tôn Dũng – Lão hóa và các biện pháp điều trị lão hóa
- Du lịch quốc tế hồi phục vào dịp hè năm nay
- Rap Việt mùa 2 tập 5: Rhymastic cuỗm ngang Lil’ Wuyn từ tay Karik trong gang tấc
- Những siêu phẩm hoạt hình đáng mong chờ nhất từ “gã khổng lồ” DreamWorks
- YSL Beauty ra mắt bộ sưu tập giới hạn “Hynotizing Love” mừng Valentine 2020