Bài dự thi: GIA ĐÌNH CỦA TÔI 2021 – Bố tôi

Có thửa ruộng ba sào ông bà ngoại tôi cho mượn, bố tôi cặm cụi cày cuốc, chăm bón. Lúa tốt bời bời trổ bông trĩu hạt. Chính vì vậy mà thóc thu được sau mỗi vụ cộng với số gạo lĩnh bằng tem phiếu của bố mẹ tôi đã lo cho chị em chúng tôi có được những bữa cơm gạo trắng dẻo thơm, không phải độn sắn, độn khoai.

Mặc dù bố tôi đã rời xa mẹ và chị em chúng tôi theo ông nội về miền mây trắng gần ba thập kỉ rồi, nhưng hình ảnh về người cha hiền lành, đức độ, dáng người dong dỏng cao trong chiếc áo bộ đội ngày nắng cũng như ngày mưa, mùa nóng cũng như mùa đông giá rét buốt. Bố cần mẫn đạp chiếc xe cà tàng đi cả quãng đường dài đến trường từ tinh mơ gà gáy, ngọn cỏ còn đẫm hơi sương mãi in sâu trong tâm trí tôi.

Nghe mẹ tôi kể lại, bố mẹ tôi cưới nhau chưa đầy hai tháng thì bố tôi xung phong lên đường theo đoàn quân Nam tiến tham gia chống Mĩ. Lúc đó mẹ tôi còn đang là sinh viên sư phạm 10 + 3. Giải phóng miền Nam, bố tôi từ chiến trường trở về, hai năm sau thì mẹ sinh tôi.

Bố tôi rời quân ngũ lại tiếp tục là sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Việt Bắc (ĐH Sư phạm Thái Nguyên hiện nay). Mẹ tôi vừa đi làm, vừa chăm sóc con nhỏ. Những năm tháng đó, cuộc sống của thời kì bao cấp muôn vàn khó khăn, vất vả, thiếu thốn đủ thứ. Sau bốn năm đại học ra trường, bố tôi được phân công công tác ở một huyện miền núi xa xôi của tỉnh Bắc Thái (nay thuộc Bắc Kạn). Lúc đó tôi còn nhỏ xíu nên chưa biết gì. Mãi sau này, khi tôi vào lớp vỡ lòng thì bố mẹ tôi được chuyển công tác về gần nhà hơn. Mẹ tôi được về dạy trường làng, còn bố tôi vẫn phải đạp xe gần hai mươi cây số để đi làm.

bo-toi-01

Đồng lương giáo viên ít ỏi, cuộc sống chật vật bữa đói bữa no. Để nuôi nấng ba chị em chúng tôi, bố mẹ tôi đã rất vất vả làm đủ mọi việc, chỉ mong các con được ăn no, mặc ấm. Ngoài những giờ lên lớp, bố tôi như một người nông dân thực thụ. Mặc dù ông bà nội tôi là cán bộ nhà nước, không có mảnh ruộng nào nhưng những việc cày bừa, gặt hái, cuốc đất, trồng cây, trồng rau rồi chăn nuôi gà lợn, việc nào bố tôi cũng thành thạo. Nhìn bố tôi gặt lúa, gánh lúa rồi đập lúa cho ông bà ngoại tôi dưới cái nắng nóng của mùa hè, mồ hôi ướt đầm áo mà vẫn say sưa, cần mẫn như không biết mệt mỏi, các cậu, các dì tôi cứ trầm trồ, thán phục: “Anh Tâm hiền lành, chịu khó thật, chả mấy người được như anh ấy”. Bác Hà hàng xóm cạnh nhà bảo với mẹ tôi: “Chú Tâm nhà cô chịu khó quá, không mấy khi thấy ngơi tay”.

Có thửa ruộng ba sào ông bà ngoại tôi cho mượn, bố tôi cặm cụi cày cuốc, chăm bón. Lúa tốt bời bời trổ bông trĩu hạt. Chính vì vậy mà thóc thu được sau mỗi vụ cộng với số gạo lĩnh bằng tem phiếu của bố mẹ tôi đã lo cho chị em chúng tôi có được những bữa cơm gạo trắng dẻo thơm, không phải độn sắn, độn khoai.

Nhờ chăm chỉ, chịu khó chắt chiu, bố mẹ tôi mua được mảnh đất vườn. Ngày ngày, bố tôi cuốc đất trồng rau, chăm sóc tưới tắm phụ giúp mẹ tôi. Những luống bắp cải, xu hào xanh mướt, những luống đỗ đũa, giàn mướp, giàn bí sai trĩu quả là thành quả lao động của bố tôi mỗi ngày. Đó cũng là nguồn thu nhập thêm của gia đình tôi. Việc mà tôi thật bất ngờ, không bao giờ nghĩ được là bố tôi gánh cát dưới sông lên đủ xây cả ngôi nhà ba gian mà không phải mua. Trong mắt tôi lúc đó, bố tôi thật phi thường.

Việc ruộng vườn là thế nhưng bố tôi luôn là một giáo viên tận tụy với nghề, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi. Tối nào cũng vậy, sau khi cơm nước xong là bố tôi lại ngồi vào bàn cặm cụi làm việc. Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, chấm bài. Hơn 10 năm làm quản lí nhưng bố tôi vẫn luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, hết lòng với trách nhiệm đứng đầu một đơn vị. Với bản chất hiền lành, chịu thương, chịu khó; sống tình cảm gần gũi, yêu thương học sinh nên bố tôi được anh em bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp tin yêu, học trò quý mến.

Bố đã truyền cho tôi niềm đam mê văn học qua những bài thơ, bài văn, qua những cuộc trò chuyện của hai cha con về các nhà văn, nhà thơ như: Nam Cao, về Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng hay nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà thơ Hữu Thỉnh,…Mỗi tác giả, bố lại đưa ra những câu hỏi  kiểm tra xem tôi có nắm kiến thức đã học không. Đôi lúc, bố tôi làm thơ, đọc thơ rồi cả đàn và hát cho tôi nghe nữa. Tôi cảm thấy thật ấm áp, hạnh phúc khi được là con của bố.

Năm tôi 18 tuổi, thì bố tôi đổ bệnh. Cầm tờ giấy kết quả khám bệnh của bố ttrên tay, mẹ tôi bàng hoàng, thảng thốt, ngân ngấn nước mắt nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh để lo cho bố tôi. Bố tôi bị ung thư gan. Thời gian đầu, mặc dù mẹ tôi đã hết lòng khuyên bố tôi nên ở nhà nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe nhưng bố tôi vẫn cố gắng vừa lên lớp, vừa uống thuốc điều trị. Mẹ tôi và hai chị em tôi thay nhau đi lấy thuốc cho bố với niềm mong mỏi bố sẽ nhanh khỏe trở lại. Nhìn bố ngày một gầy đi rồi những cơn đau bụng ngày một tăng khiến bố ăn uống cũng không muốn nuốt. Lòng tôi thắt lại. Đau đớn, mệt mỏi là thế, bố vẫn luôn nhắc nhở chị em tôi phải cố gắng học hành.

Người xưa vẫn nói: “Ở hiền gặp lành”, vậy mà ông trời bắt bố tôi đi sớm quá! Một buổi tối khi tôi đang học trên giảng đường sư phạm, chú tôi vào trường bảo đón tôi ra bệnh viện thăm bố. Tôi đâu ngờ lúc đó bố đã rất nguy kịch. “Hạnh, về trường học đi con!”, lúc biết mình không thể sống được nữa mà bố tôi vẫn cố mở to mắt, làm như rất tỉnh táo, khỏe mạnh nói với tôi như vậy! Tôi ôm choàng lấy người bố trên giường bệnh mà khóc như mưa. Bố tôi là vậy đấy, cả cuộc đời vất vả, lo toan không được hưởng phút nào thảnh thơi, an nhàn, đến lúc sắp về thế giới bên kia, bố vẫn lo lắng cho chị em tôi.

Ngày bố mất, sân nhà chật kín. Hàng xóm, đồng nghiệp, các học trò đứng trước di ảnh khóc nức nở thắp hương cho bố tôi. Nhìn cảnh ấy, không ai cầm được nước mắt, xót thương trước sự ra đi của bố tôi khi còn quá trẻ. Đám tang bố kéo dài cả con đường làng trong nỗi niềm đau thương tột độ.

Nhiều năm sau ngày bố tôi mất, những người bạn, đồng nghiệp của bố vẫn thường đến nhà thắp hương tưởng nhớ. Tôi thực sự xúc động và tự hào vì có một người cha như thế!

Giờ đây, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bố thì tôi lại viết về bố. Những bài thơ, bài văn tôi viết như là một cách để bộc bạch, để bày tỏ tấm lòng với người cha yêu quý của mình. Tôi cẩn trọng đặt tờ giấy có những bài thơ về bố lên bàn thờ, cầu cho bố ở nơi xa được siêu sinh tịnh độ, cảm nhận được nỗi niềm thương nhớ của đứa con gái mà phù hộ độ trì, che chở cho mẹ tôi, cho các em tôi, cho mọi người trong gia đình được bình an, mạnh khỏe. Tôi thương yêu và nhớ bố vô cùng!

“…Rót chén trà hương nhài thơm vị ướp
Bao học trò lớp lớp đã lớn lên
Lòng mãi nhớ, con chẳng thể nào quên
Tuổi thơ sáng êm đềm bên cha đó.

Cha là vầng dương, cha là ngọn gió
Chắp cánh tương lai khao khát đó đây
Ôm non nước và gói trọn trời mây
Không đong hết tình cha con đầy ắp.”

Đoàn Thị Hạnh (Thái Nguyên)

CUỘC THI VIẾT VỀ GIA ĐÌNH VỚI CHỦ ĐỀ: “GIA ĐÌNH CỦA TÔI 2021” 

Thời gian: Từ 05/05/2021 – 15/06/2021

Bên cạnh việc tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, Cuộc thi “Gia đình của tôi 2021” còn là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin, tình cảm và những mối quan tâm không chỉ ở gia đình mà cả ngoài xã hội. Đặc biệt, không chỉ hướng đến những tổ ấm hạnh phúc, cuộc thi còn là cơ hội để độc giả chia sẻ những câu chuyện về “tổ lạnh”, cuộc hôn nhân không may mắn, gia đình không trọn vẹn để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu nhằm gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Thông tin chi tiết tại: Thể lệ cuộc thi

2.8 5 Phiếu bầu
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
20 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Dương Lan
Dương Lan
2 years ago

Hay và xúc động lắm tác giả à. Mong bạn có những tp hay về bố kính yêu của mình và về gia đình nhé. Tôi đã nghẹn khi đọc!

Đoàn Hạnh
Đoàn Hạnh
2 years ago
Trả lời  Dương Lan

Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ nhiều nhé!

Vũ Thị Thảo
Vũ Thị Thảo
2 years ago

Gánh nặng cđ k ai khổ bằng cha. T c của cha giành cho con là vô bờ bến.

Đoàn Hạnh
Đoàn Hạnh
2 years ago
Trả lời  Vũ Thị Thảo

Đúng vậy bạn ạ! Cảm ơn bạn nhiều!

Trần Trung Sơn
Trần Trung Sơn
2 years ago

Kỷ niệm ngày của cha, bài viết về cha thật tình cảm, thật cảm động, đọc lên mà rưng rưng muốn khóc.

Đoàn Hạnh
Đoàn Hạnh
2 years ago
Trả lời  Trần Trung Sơn

Em cảm ơn anh đã đọc và chia sẻ cảm nhận ạ!

Nguyễn Thanh Huyền
Nguyễn Thanh Huyền
2 years ago

Bài viết rất cảm xúc!

Đoàn Thị Hạnh
Đoàn Thị Hạnh
2 years ago

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

Nghiem Chung
Nghiem Chung
2 years ago

Bai viêt cua bạn thật xúc động. Mình nhớ đó là hôm trời rât rét. Hoc chiều xong bọn mình đạp xe vê đên nhà bạn tối muộn, cái ảm đạm ret buôt cua mua đông làm cho nỗi đau, mất mát cua bạn càng thêm tê tái!

Đoàn Thị Hạnh
Đoàn Thị Hạnh
2 years ago
Trả lời  Nghiem Chung

Tháng 11, hôm đó rất lạnh. Cảm ơn bạn nhiều!

Vũ Thị Thảo
Vũ Thị Thảo
2 years ago

Bài viết xúc động quá bạn ạ

Đoàn Hạnh
Đoàn Hạnh
2 years ago
Trả lời  Vũ Thị Thảo

Cảm ơn bạn nhiều nhé!

Đặng Thị Thu Hà
Đặng Thị Thu Hà
2 years ago

Đọc những dòng tâm sự của em viết về bố chị đã rưng rưng nước mắt. Nghe em kể và viết về bố chơi cảm nhận được “Ông là một người bố rất hiền lành, chất phác và rất giỏi, tất tâm huyết với công việc”. Và 3 người con của ông cũng vậy rất thành đạt trong công việc và tận tâm với công việc. Chúc gia đình em luôn dồi dào sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

Đoàn Hạnh
Đoàn Hạnh
2 years ago

Em cảm ơn chị đã chia sẻ cảm xúc về bài viết ạ!

Trần Thị Giang
Trần Thị Giang
2 years ago

Cảm xúc thật của người con với Bố

Đoàn Hạnh
Đoàn Hạnh
2 years ago
Trả lời  Trần Thị Giang

Cảm ơn bạn nhiều!

Đinh Duy Phi
Đinh Duy Phi
2 years ago

Một bài viết về người cha thân yêu chất chứa niềm kính yêu cảm phục vô hạn . Những bài thơ viết về cha của em cũng vậy luôn mang nhiều cảm xúc .Có lẽ em là nguời giống bố ? Thật tuyệt vời ! Chúc mừng em .

Đoàn Hạnh
Đoàn Hạnh
2 years ago
Trả lời  Đinh Duy Phi

Em cảm ơn anh nhiều nhé!

Quỳnh Thu
Quỳnh Thu
2 years ago

Xúc động dâng trào…bài viết dẫn dắt trước mắt mình là cảnh thực ngày đó. Cũng là người con gái của Bố. Con cầu mong bố an lành nơi cõi phật.

Đoàn Hạnh
Đoàn Hạnh
2 years ago
Trả lời  Quỳnh Thu

Cảm ơn bạn nhiều nhé!

20
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx