Bài dự thi: GIA ĐÌNH CỦA TÔI 2020 – “Tôi đã thiết lập cuộc họp gia đình như thế nào?”

Cuộc họp gia đình là môi trường tạo nên sự thông hiểu giữa các thành viên một cách chắc chắn nhất. Chúng ta đã từng tham gia rất nhiều cuộc họp như họp lớp, họp giao ban trong công ty, họp ban ngành… để tìm tiếng nói chung cho một dự án, một vấn đề. Tương tự vậy, để giải quyết những phát sinh trong gia đình, vận hành tổ ấm của mình đi đúng hướng thì tổ chức cuộc họp gia đình là điều tất yếu và tự nhiên.

Nhiều người đặt câu hỏi việc họp gia đình có thực sự cần thiết? Vì “còn không có thời gian để nhìn mặt nhau mà”, “vì con cái nhỏ quá nên không thể”, “nếu có cuộc họp thì nói chuyện gì đây?”, “lời của tôi chính là luật thì cần gì cuộc họp”… Rất nhiều người nghĩ rằng cuộc họp là mất thời gian và không thực sự quan trọng với bản thân. Thực tế là vậy, không dễ gì để cả nhà tụ họp cùng nhau, cha phải làm công việc bên ngoài, mẹ làm việc trong nhà, con cái bận học hành.

Cuoc-hop-gia-dinh-01
Chị Kim Anh (áo tím) cùng chồng và 4 cô con gái xinh đẹp

Nhưng cuộc họp gia đình quan trọng ra sao?

Cuộc họp gia đình không chỉ là giai đoạn đầu để giải quyết vấn đề lớn nhỏ xảy ra bên trong gia đình, mà còn là môi trường của thông hiểu góp phần tạo nên sự thân mật và hòa thuận giữa các thành viên. Thời gian qua, nếu nhà bạn chưa từng thử họp gia đình thì hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, ban đầu có thể có chút ngượng ngùng nhưng theo thời gian sẽ tạo thành thói quen giữa các thành viên và có thể cả nhà sẽ còn chờ đợi buổi họp gia đình ấy.

Họp gia đình mang lại nhiều lợi ích to lớn. Dầu là gia đình, nhưng khi nói thật suy nghĩ của nhau thì mới có thể thông hiểu nhau. Vì thế, cuộc họp gia đình là cơ hội tốt có thể bày tỏ suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, chúng ta có thể hiểu được các thành viên có tâm trạng ra sao một cách sâu sắc nhất. Hơn nữa, mọi người sẽ có thêm niềm tin rằng được cả nhà lắng nghe và quan tâm, tự mỗi thành viên sẽ cảm nhận sự tồn tại của mình có giá trị hơn. Mặt khác, với mỗi vấn đề, cha mẹ thường là người đơn phương quyết định, nhưng nếu cha mẹ biết cách lắng nghe con cái, cùng giải quyết vấn đề thì giống như cùng nhau đi trên một con thuyền, cả nhà sẽ hợp tác với nhau hơn, tối thiếu hóa bất hòa giữa các thành viên.

Nếu thường xuyên có cuộc họp gia đình thì các con được trao cơ hội nói lên suy nghĩ của bản thân mình bất cứ lúc nào, từ đó con ít phản kháng hơn, biết thấu hiểu cho người khác và không đòi hỏi vô căn cứ nữa. Con sẽ tự biết suy nghĩ và nói chuyện một cách logic, biết bày tỏ chính kiến của bản thân.

Thông qua cuộc họp gia đình, cha mẹ có thể dưỡng dục con cái một cách hiệu quả hơn. Đừng cắt ngang sự yêu cầu của con cái nhưng hãy nói rằng “Con hãy thảo luận trong cuộc họp gia đình thì thế nào?”, “Đó là một chủ đề tốt có thể thảo luận trong cuộc họp gia đình lần sau”. Như vậy, nếu đề nghị chọn điều đó làm chủ đề cuộc họp gia đình thì có thể tránh khỏi bất hòa không cần thiết và có thể ngăn chặn chuyện bé xé ra to cho đến cuộc họp gia đình lần sau. Trên thực tế, một bà nội trợ thực hiện cuộc họp gia đình thường xuyên nói rằng vì mệt mỏi do cứ phải càu nhàu từng điều một với con cái, và cảm thấy xa cách với con cái nên đã bắt đầu cuộc họp gia đình, từ đó về sau, dù không dùng phương pháp càu nhàu hoặc giảng giải và giáo dục nhưng có thể đối thoại với các con của mình.

Cuoc-hop-gia-dinh-02
Cùng các con gái đi du lịch đây đó cũng là dịp hiểu con nhiều hơn

Phải làm gì trong cuộc họp gia đình?

Trước khi bắt đầu cuộc họp gia đình thực sự, hãy dành thời gian cảm ơn và ngợi khen nhau về những việc làm tốt đẹp hoặc phần đang trở nên tốt đẹp của gia đình mình.

Bạn có thể định ra quy tắc về phân chia trách nhiệm việc nhà như khu vực dọn dẹp và người vứt rác, hoặc điểm bất tiện lẫn nhau, điểm mong muốn sửa đổi. Hơn nữa, có thể bàn luận về nội dung giúp đỡ nhau trong các sự kiện (sinh nhật, ngày lễ, kỳ thi) trong nhà hoặc kinh tế gia đình, vấn đề tiền tiêu vặt, và cũng có thể cùng nhau lên thực đơn. Dán vấn đề sẽ bàn luận tại nơi mà cả gia đình đều nhìn thấy và suy nghĩ sẵn trước cuộc họp gia đình tiếp theo thì cuộc họp sẽ trở nên suôn sẻ. Vấn đề đã được quyết định phải được bày ra ở nơi mọi người có thể trông thấy, để cho không quên mất điều đó.

Nếu cuộc họp gia đình trở thành nơi phán xét thì lại có thể gây ra xung đột giữa gia đình nên phải tránh phê bình hoặc chỉ trích về hành động sai lầm của các thành viên. Và vấn đề sự huấn dục có liên quan đến một thành viên thì hãy giải quyết riêng lẻ với thành viên ấy.

Chủ đề có thể nói chuyện trong gia đình rất đa dạng như chủ đề thời sự, câu chuyện trong xã hội, câu chuyện có giáo huấn, trí tuệ cuộc sống, kinh nghiệm trong cuộc sống của mình, câu văn tốt trong sách mình đã đọc, việc xin lỗi gia đình hoặc câu chuyện hài hước đã nghe từ bạn bè.

Thỉnh thoảng, chuẩn bị thời gian đặc biệt cũng có ý nghĩa. Nến xây dựng mối quan hệ đồng cảm đa cảm như đọc một bài thơ, nhớ lại ký ức xưa thông qua hình ảnh, chơi trò chơi mà gia đình có thể chơi, đọc thư cho nhau hoặc trao đổi món quà nhỏ chứa đựng câu chuyện thì tình yêu gia đình sẽ bền chặt hơn.

Các mẹo nhỏ bạn có thể thử để cuộc họp gia đình suôn sẻ hơn:

1. Cả gia đình đều tham gia cuộc họp: Hãy tổ chức vào lúc cả gia đình đều không có lịch trình khác.

2. Mở cuộc họp định kì cho gia đình không chỉ mỗi khi cần thiết. Chúng ta xem nó bằng mức quan trọng như một cuộc hẹn khách hàng lớn.

3. Tự nguyện nhận trách nhiệm riêng cho mỗi thành viên và cần có thư ký viết biên bản cuộc họp và có chủ tịch sẽ dẫn dắt cuộc họp.

4. Dùng những ngôn từ tích cực, tôn trọng lẫn nhau. Hãy bắt đầu bằng giọng nói đầy hy vọng và luôn khuyến khích rằng “Làm thế này thì sẽ tốt”.

5. Quyền phát ngôn bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Trước tiên, hãy cho con cái có quyền phát ngôn trước. Lắng nghe cách chăm chú sau đó mới đến phần phát biểu của người lớn. Điều quan trọng là hãy quan tâm để cho cả gia đình ai nấy cũng có cơ hội nói

6. Nguyên tắc vàng trong thỏa thuận là chủ nghĩa dân chủ: Đồng cảm xong mới dẫn dắt

7. Cam kết về thời gian họp, những nội dung đã ra quyết định về xử phạt hay phần thưởng một cách thật tích đáng.

Cuối cùng hãy luôn dùng nụ cười, lời nói ân huệ, tấm lòng của tình yêu thương là kim chỉ nam cho việc vận hành cuộc họp gia đình.

Kim Anh (TP. HCM)

BEAUTYLIFE PHÁT ĐỘNG CUỘC THI “VIẾT VỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM” VỚI CHỦ ĐỀ: “GIA ĐÌNH CỦA TÔI 2020”

Thời gian: Từ 20/5/2020 – 20/06/2020

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2020), Tạp chí Beautylife phát động cuộc thi “Viết về Gia đình Việt Nam 2020” với chủ đề: “Gia đình của tôi”. Bên cạnh việc tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, cuộc thi còn là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin, tình cảm và những mối quan tâm không chỉ ở gia đình mà cả ngoài xã hội. Đặc biệt, không chỉ hướng đến những tổ ấm hạnh phúc, cuộc thi còn là cơ hội để độc giả chia sẻ những câu chuyện về “tổ lạnh”, cuộc hôn nhân không may mắn, gia đình không trọn vẹn để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu nhằm gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Độc giả dự thi có bài viết được chọn đăng sẽ nhận được nhiều phần quà giá trị từ BTC

Thông tin chi tiết tại: https://bit.ly/2Zp9drW

0 0 Phiếu bầu
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx